1.Tổng quan chương trình
Quá trình tin học hoá trong các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay đang diễn ra với nhịp độ khẩn trương. Nhiều cơ quan, đơn vị sẵn sàng đầu tư những khoản kinh phí lớn cho các dự án CNTT với mong muốn nâng cao sức cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập quốc tế, phục vụ khách hàng (hoặc công dân) tốt hơn, góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội của đất nước.
Tuy nhiên, các dự án tin học hoá thành công vẫn đếm trên đầu ngón tay, đa phần là gặp nhiều thách thức hoặc thất bại. Một trong những nguyên nhân quan trọng làm các dự án CNTT gặp nhiều khó khăn là chúng ta thừa các chuyên viên công nghệ nhưng lại thiếu các nhà quản lý chuyên nghiệp, có tầm và có tâm để đủ sức điều hành, tổ chức và lãnh đạo bộ máy CNTT tại các cơ quan, đơn vị.
Chương trình học “Quản lý IT cho lãnh đạo - CIO" được xây dựng nhằm giúp các tổ chức, doanh nghiệp có được những định hình cơ bản về CNTT, vai trò, tầm quan trọng của các nhà Quản lý, Lãnh đạo và bộ máy CNTT hiện nay.
Chương trình học này cũng được xem như một hướng dẫn trợ giúp các cán bộ làm công tác tin học xác định được vai trò và nhiệm vụ của mình, từ đó xây dựng các chiến lược CNTT hợp lý, quản lý các nguồn lực tài chính, con người, dự án, quy trình, … tốt hơn. Chương trình này được thiết kế dành riêng cho các CIO, các lãnh đạo chuyên trách về CNTT trong các cơ quan nhà nước.
2.Mục tiêu đào tạo:
Kiến thức bao quát về hệ thống thông tin (phần cứng - phần mềm, mạng truyền thông, cơ sở dữ liệu) trong tổ chức.
Chức năng, nhiệm vụ, kỹ năng của người lãnh đạo phụ trách CNTT
Các ứng dụng CNTT vào hoạt động quản lý tổ chức hành chính - chính phủ.
Định hướng chiến lược phát triển CNTT
Lập kế hoạch và quy trình triển khai các dự án CNTT.
Đánh giá hiệu quản đầu tư CNTT
Quản lý an toàn, bảo mật thông tin
3.Đối tượng học viên:
- Các lãnh đạo thông tin trong các sở, ban, ngành thuộc cơ quan Nhà nước
- Các cán bộ CIO, quản lý CNTT và hạ tầng thông tin
- Các chuyên gia làm CNTT trong các cơ quan nhà nước
4.Thời gian đào tạo
Thời lượng : 5 ngày.
5.Nội dung chương trình:
STT |
Tên chuyên đề |
Nội dung chuyên đề |
1 |
Vai trò, chức năng, nhiệm vụ, kỹ năng của người lãnh đạo phụ trách CNTT |
1. Lịch sử phát triển của chức danh Lãnh đạo công nghệ thông tin (CNTT) 2. Chức trách của Giám đốc CNTT 3. Nhiệm vụ quyền hạn 4. Năng lực, kỹ năng cần có
|
2 |
Cơ quan điện tử, chính quyền điện tử
|
1. Chính phủ điện tử (CPĐT) và các dịch vụ 2. Nhân lực và đầu tư cho CPĐT 3. Kinh nghiệm xây dựng CPĐT của một số nước 4. Xu hướng ứng dụng và phát triển CNTT 5. Xây dựng CPĐT tại Việt Nam
|
3 |
Lợi ích triển khai ứng dụng CNTT |
1. Lợi ích ứng dụng CNTT trong việc hoạt động của Chính phủ và cơ quan nhà nước 2. Lợi ích ứng dụng CNTT đối với doanh nghiệp, cộng đồng và xã hội
|
4 |
Tổ chức, quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT |
1. Tổ chức quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước a. Mô hình tổ chức quản lý công nghệ thông tin và truyền thông b. Một số hạn chế trong tổ chức quản lý ứng dụng CNTT c. Nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý ứng dụng CNTT 2. Tổng quan các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực CNTT
|
5 |
Định hướng Chiến lược phát triển CNTT Việt Nam giai đoạn 2011-2020 |
1. Hiện trạng tình hình ứng dụng CNTT của Việt Nam 2. Định hướng phát triển CNTT giai đoạn 2011-2020 3. Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2011-2015
|
6 |
Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT |
1. Tổng quan về công tác xây dựng Kế hoạch ngân sách ứng dụng CNTT 2. Tổng quan về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT
|
7 |
Ứng dụng phần mềm mã nguồn mở |
1. Tổng quan về phần mềm mã nguồn mở 2. Xu hướng ứng dụng phần mềm mã nguồn mở trong cơ quan nhà nước 3. Những vấn đề cần quan tâm trong việc ứng dụng phần mềm mã nguồn mở
|
8 |
Thảo luận |
Thực hành, trao đổi, hỏi đáp |
9 |
Mô hình thành phần chính quyền điện tử cấp địa phương |
1. Tổng quan 2. Hiện trạng Chính quyền điện tử (CQĐT) cấp tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương 3. Mô hình kiến trúc các thành phần CQĐT cấp địa phương (tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương) 4. Hướng dẫn phát triển CQĐT tử cấp địa phương
|
10 |
An toàn và bảo mật thông tin (chính sách) |
1. Tổng quan về an toàn, an ninh thông tin 2. Bảo mật thông tin 3. Quy trình đảm bảo an toàn, an ninh thông tin (thiết kế, xây dựng chính sách, phân tích rủi ro,...) 4. Tổng quan các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn, an ninh thông tin 5. Vận hành và quản lý an toàn, an ninh thông tin
|
11 |
Chữ ký số và hệ thống chứng thực chữ ký số quốc gia |
1. Khái niệm và ứng dụng chữ ký số trong CPĐT 2. Mô hình PKI 3. Văn bản QPPL về triển khai chữ ký số và hệ thống chứng thực chữ ký số
|
12 |
Đánh giá năng lực triển khai dự án CNTT |
1. Tổng quan về công tác đánh giá 2. Mô hình trưởng thành và các thuộc tính của CPĐT 3. Phương pháp đánh giá mức độ sẵn sàng năng lực CPĐT 4. Mẫu câu hỏi khảo sát đánh giá năng lực của tổ chức triển khai dự án CNTT
|
13 |
Lập kế hoạch ứng dụng CNTT |
1. Kinh nghiệm xây dựng, triển khai chiến lược/kế hoạch phát triển CPĐT tại một số nước 2. Định hướng xây dựng các kế hoạch ứng dụng CNTT, phát triển CPĐT của Việt Nam 3. Các bước xây dựng và triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
|
14 |
Đánh giá mức độ sẵn sàng chính quyền điện tử cấp địa phương |
1. Giới thiệu một số phương pháp đánh giá CQĐT cấp địa phương. 2. Khung đánh giá mức độ sẵn sàng CQĐT cấp địa phương 3. Hướng dẫn thực hiện đánh giá mức độ sẵn sàng CQĐT
|
15 |
Kinh nghiệm tổ chức triển khai ứng dụng CNTT và phát triển Chính phủ điện tử tại Việt Nam |
1. Kinh nghiệm triển khai của một số Bộ, ngành 2. Kinh nghiệm triển khai của một số địa phương 3. Tổng hợp một số trở ngại và kinh nghiệm triển khai
|
16 |
Một số kỹ năng mềm của Giám đốc CNTT |
1. Kỹ năng lãnh đạo 2. Kỹ năng đàm phán 3. Kỹ năng thuyết trình
|
17 |
Thảo luận |
Thực hành, trao đổi, hỏi đáp |